Trong các công trình xây dựng dân dụng hay tâm linh không thể thiếu vắng hình dáng của những chiếc cột đá. Đây là một hạng mục xây dựng mang nhiều nét đặc trưng của văn hóa kiến trúc đình chùa, là tinh hoa của nghệ thuật điêu khắc, mang lại những giá trị văn hóa tinh thần vô cùng đặc biệt cho công trình tâm linh. Vậy, cột đá có những đặc điểm gì, chúng ta cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo của bài viết này.
Công dụng của cột đá
Cột đá chính là một trong những hạng mục không thể thiếu, vừa có tác dụng nâng đỡ lực nặng của mái, mang lại sự vững chắc cho công trình, vừa tạo một điểm nhấn về thẩm mỹ kiến trúc.
Ngoài ra, cột đá còn mang lại nhiều ý nghĩa về phong thủy tâm linh trong đời sống tinh thần của con người. Cột được chế tác hoàn toàn từ đá tự nhiên nguyên khối, với nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau, một nét đẹp của nghệ thuật kiến trúc điêu khắc trong văn hóa tâm linh người Việt.
Những mẫu cột đá trong kiến trúc
Cột đá trong kiến trúc xây dựng, có nhiều mẫu mã và kiểu dáng khác nhau, Đá mỹ nghệ Thiên Sơn xin giới thiệu đến quý khách một số mẫu cột được chế tác từ đá tự nhiên, thân thiện với môi trường, có độ bền và khả năng chịu lực cao
1, Cột đá nhà thờ họ
Nhà thờ họ là một công trình xây dựng, được con cháu trong cùng một dòng họ hay gia đình nhiều thế hệ, xây dựng để thờ phụng tổ tiên, ông bà, nhằm bày tỏ lòng hiếu thảo đối với các thế hệ đi trước. Vì vậy, cột đá cho nhà thờ họ là một hạng mục vô cùng đặc biệt, không chỉ giúp cho công trình thờ phụng được chắc chắn, bền đẹp, sang trọng, mà còn mang nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy tâm linh.
Ngoài cột đồng trụ thì nhà thờ họ cũng được xây dựng thêm hạng mục cột hiên, được thiết kế theo hình tròn hoặc hình vuông, dùng bên ngoài mái hiên của công trình
2, Cột cổng đá cho khu lăng mộ
Khu lăng mộ là một công trình tâm linh mang nhiều ý nghĩa đối với gia đình, đây là nơi mà phần xác của những người đã qua đời được chôn cất, do vậy cần giữ lại sự yên tĩnh cho những thân xác đã nằm sâu dưới lòng đất, như vậy linh hồn người mất mới yên tâm mà siêu thoát, nếu như mồ mả bị động hoặc bị quấy nhiễu bởi ma quỷ hay tà khí thì linh hồn khó lòng siêu thoát mà cứ chấp xác. Do vậy cuộc sống của những người còn lại cũng khó mà bình yên, luôn gặp nhiều xui xẻo, không may trong cuộc sống.
Việc xây lắp cột đá, cột cổng đá cho khu lăng mộ giúp cho công trình tăng thêm độ uy nghiêm, bên cạnh đó còn mang lại một không gian thanh tịnh cho người quá cố. Ngoài việc ngăn cản gia súc quấy phá, cột cổng đá còn là vật phong thủy trấn giữ long mạch, xua ma đuổi quỷ, mang lại sự bình yên, thanh tịnh cho những người đã tìm về thế giới khác được sớm đầu thai vào kiếp luân hồi.
3, Cột cổng đá nhà thờ từ đường
Nhà thờ hay từ đường là nơi thờ phụng tổ tiên trong một gia đình hay dòng họ có quy mô nhỏ hơn nhà thờ họ, thường là hai hay ba thế hệ cùng xây dựng để thờ phụng tổ tiên. Cột đá hay cột cổng đá nhà thờ từ đường là một hạng mục được chế tác hoàn toàn từ đá tự nhiên, một loại đá có đặc tính thân thiện với môi trường sống và mang trong mình nhiều linh khí, nên vô cùng thích hợp trong xây dựng những công trình tâm linh.
Cột cổng đá còn giúp cho nhà thờ họ thêm vững chắc, hài hòa với tổng thể chung của công trình, tăng thêm yếu tố thẩm mỹ và tâm linh.
4, Cột đá đình chùa, các khu danh lam thắng cảnh
Tại đình chùa, hay các khu danh lam thắng cảnh, cột đá là một trong những điểm nhấn nổi bật, tạo nét chấm phá riêng cho kiến trúc xây dựng của công trình.
Nếu như cột bằng đá tại đình chùa mang nhiều dấu ấn của văn hóa tâm linh, thường điêu khắc hình ảnh của rồng phượng hay hoa sen thì tại các công trình công cộng, cột bằng đá lại mang nhiều nét văn hóa dân gian cổ truyền như câu đối hay hoa, lá, cây.
5, Cột đèn đá nhà thờ họ (cột đồng trụ)
Cột đèn đá tại nhà thờ họ còn được gọi với cái tên là cột đồng trụ, hai cột có kích thước lớn, với hình ảnh ngọn đuốc luôn cháy sáng rực rỡ trên đầu giống như hai cột lửa, nên được nhiều người gọi với cái tên là cột đèn đá, hay cột đá vuông.
Cột có cấu tạo gồm ba phần chính: đế trụ, thân cột và đầu cột, phần đế trụ được làm từ đá tảng nguyên khối có kích thước bề mặt rộng và dày để tạo sự thăng bằng cho phần thân cột, đồng thời đủ sức chịu lực từ phía trên.
6, Cột đá nhà cổ (cột đá nhà gỗ)
Nhà cổ hay còn gọi là nhà gỗ, hiện nay có nhiều ngôi nhà làm theo lối kiến trúc cổ xưa bằng gỗ, tuy nhiên lại dùng cột đá để tạo sự khác biệt, mang lại điểm nhấn độc đáo cho công trình. Nhà cổ thường làm theo kiến trúc ba gian, năm gian hay nhà mái cong với nhiều cột xen kẽ chống mái ở phần giữa của ngôi nhà, đứng thành hàng song song.
Mái hiên của nhà cổ cũng được thiết kế các cột chống đỡ vừa tạo nét cổ kính cho không gian vừa phác họa hình ảnh một ngôi nhà được lưu giữ nhiều hình ảnh về lịch sử và văn hóa cổ truyền của dân gian.
7, Cột đá làm hàng rào
Ngoài cột hiện, cột đồng trụ, cột chống mái, thì cột đá còn dùng làm hàng rào tại lan can hay các hàng rào của công trình xây dựng có quy mô lớn.
Cột hàng rào thường có hình vuông và điêu khắc hoa văn đơn giản để không lấn át các hạng mục khác của công trình. Ngoài chức năng phân định vị trí địa lý, không gian của công trình, cột làm hàng rào còn có chức năng bảo vệ giữ gìn sự ổn định cho không gian bên trong của công trình về mặt vật chất lẫn tinh thần.
8, Cột đá biệt thự
Có lẽ đây là hạng mục đặc biệt nhất đối với công trình xây dựng, cột đá biệt thự không chỉ tạo nên sự sang trọng, đẳng cấp cho công trình, mà còn mang lại cho chủ nhân những giá trị về mặt phong thủy tài lộc.
Việc sở hữu những chiếc cột bằng đá tự nhiên quý hiếm trong những tòa nhà biệt thự giúp cho người chủ sở hữu có được những cảm giác thăng hoa trong cuộc sống. Một không gian sống vừa hiện đại, vừa gần gũi với thiên nhiên giúp cho không gian như tiếp thêm nhiều năng lượng tích cực.
Nguồn linh khí tốt từ đá tự nhiên mang lại cho con người sự sảng khoái, tinh thần minh mẫn, từ đó đưa ra những ý tưởng cũng như quyết định sáng suốt hơn trong cuộc sống, công việc, học tập và các mối quan hệ, vì vậy mà vượng khí ngày một gia tăng.
Kích thước và hoa văn trên cột đá
Kích thước của cột đá còn tùy thuộc vào không gian và diện tích của mỗi công trình, tuy nhiên việc lựa chọn kích thước phải tuân theo kích thước chuẩn phong thủy của thước phong thủy lỗ ban, như vậy mới không phạm phải một số kiêng kỵ trong cuộc sống.
Thước phong thủy lỗ ban là một loại thước tương ứng với những cung tốt trong xây dựng dương trạch và âm trạch, thước được một người thợ mộc có tên là Lỗ Ban người Trung Quốc thời xa xưa nghiên cứu và đưa vào ứng dụng trong xây dựng. Để ghi nhớ công lao của ông, người ta đặt tên cho thước là Lỗ Ban.
Ngoài kích thước thì hoa văn trên cột đá cũng mang lại những giá trị vô cùng đặc biệt, chúng tôi xin giới thiệu đến quý khách một số mẫu hoa văn đặc trưng.
1, Cột đá chạm rồng
Rồng là một con vật đứng đầu trong bộ tứ linh, với sức mạnh siêu nhiên có thể cưỡi mây, gọi gió, phun mưa, hét ra lửa. Đây chính là hình ảnh siêu thực của thế giới tâm linh, một con vật không có thật nhưng lại được mô tả vô cùng đặc biệt.
Cột đá chạm rồng như là một biểu tượng độc đáo trong kiến trúc tâm linh đình chùa, Rồng còn là hình ảnh đặc sắc nhất trong nghệ thuật kiến trúc điêu khắc, lưu giữ nhiều tinh hoa văn hóa của lịch sử nhân loại, mà không phải loại hình nghệ thuật nào cũng lột tả hết được nét đẹp siêu nhiên của rồng thiêng.
2, Cột đá chạm cảnh tứ quý
Hình ảnh bộ tứ quý xuất hiện trên cột đá vô cùng tinh tế, đại diện cho bốn mùa trong năm, mỗi mùa là hình ảnh đặc trưng của một loại cây. Cây Tùng đại diện cho mùa đông lạnh giá nhưng vẫn vươn lên xanh tốt giống như một sức sống mãnh liệt của con người trước gian khó.
Cây Mai đại diện cho mùa xuân ấm áp, hoa trái xum xuê, cây trồng đâm chồi nảy lộc, một sức sống căng tràn của vạn vật trong nhân gian. Cây Cúc đại diện cho mùa thu dịu dàng, thanh khiết, cây Trúc đại diện cho mùa hè rực rỡ tràn đầy năng lượng.
Khi khắc họa hình ảnh của bộ tứ quý lên cột đá, con người thường khát khao một sự luân chuyển thời tiết được mưa thuận gió hòa, thời tiết thuận lợi để cuộc sống gặp nhiều may mắn, bình an.
3, Cột đá chạm cảnh sen
Hoa sen là biểu tượng của Phật giáo, một hình ảnh đại diện cho sự thuần khiết, thanh cao. Đây cũng được coi là biểu tượng của đức tính thiện lành, dù phải sống trong cảnh bùn lầy, tạp uế nhưng không vì vậy mà đánh mất đi phẩm giá, nhân cách thanh cao. Ngược lại, nơi nào có hoa sen mọc thì nước và bùn bỗng nhiên trong hơn, thanh lọc hơn.
Hình ảnh hoa sen không chỉ xuất hiện tại cột đá đình chùa, mà còn xuất hiện nhiều tại các công trình tâm linh như nhà thờ họ, khu lăng mộ hay công trình công cộng khác.
4, Cột đá chạm câu đối
Câu đối mang nhiều ý nghĩa trong việc răn dạy con cháu, hay là sự biết ơn với tổ tiên ông bà. Hình ảnh này xuất hiện nhiều trên cột đá tại những công trình tâm linh như nhà thờ họ, khu mộ tổ, đình, miếu hay am tự.
Những loại cột đá phổ biến hiện nay
Cột đá có nhiều hình dáng, kích thước khác nhau, mỗi hình dáng mang lại một ý nghĩa nhất định trong đời sống văn hóa tinh thần của con người.
1, Cột đá tròn
Hình tròn đại diện cho cái đẹp, một sự trọn vẹn, tròn đầy trong cuộc sống. Cột đá tròn xuất hiện nhiều trong các công trình tâm linh nhằm giảm bớt sự cứng nhắc của hình khối bê tông, sắt thép.
Sự mềm mại của cột đá tròn mang lại sự hài hòa chung cho công trình, ngoài ra hình tròn còn mang lại cho người đối diện cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát.
2, Cột đá vuông
Nếu hình tròn là đại diện của cái đẹp thì cột vuông lại đại diện cho sức mạnh. Cột đá hình vuông có cạnh và góc, tạo cho người nhìn cảm giác mạnh mẽ, cương trực nơi công trình tâm linh để chống lại những thế lực từ bóng tối như ma quỷ, tà đạo.
3, Cột đồng trụ
Cột đồng trụ cũng có hình vuông, nhưng kích thước lớn hơn cột đá và được thiết kế với ba phần riêng biệt: Đế trụ, thân cột và đầu cột. Đế trụ có tác dụng chống đỡ mang lại sự chắc chắn cho công trình, thân cột là nơi trang trí hoa văn, đầu cột thường khắc họa hình ảnh của ngọn đuốc hay bát đèn.
Cột đồng trụ thường được dựng phía trước cửa chính của nhà thờ họ hoặc từ đường, ngay không gian đầu tiên của công trình như đánh dấu một sự bắt đầu của nơi tâm linh. Cột có kích thước lớn, trên đầu cột được trang trí hình ngọn đuốc luôn cháy sáng rực rỡ, mang lại sự ấm áp cho không gian thờ tự, ánh sáng cũng được cho là nơi phát ra luồng khí mạnh mẽ giúp xua đuổi ma quỷ, giữ lại sự tĩnh mịch cho nơi tâm linh.
4, Cột cổng đá
Cột cổng đá là hạng mục đi kèm với cổng, được thiết kế theo hình vuông có tác dụng ngăn cách các khoảng trống, nối liền các tấm vách lại với nhau để tạo nên một tổng thể thống nhất, vừa thẩm mỹ, vừa vững chắc cho công trình.
Chất liệu làm cột đá
Có rất nhiều chất liệu đá trong tự nhiên dùng để chế tác cột đá, tuy nhiên trong bài viết này, Đá Mỹ Nghệ Thiên Sơn xin giới thiệu đến quý khách một số chất liệu đá thường dùng trong chế tác các hạng mục cho công trình xây dựng.
1, Cột đá cẩm thạch
Đá cẩm thạch là một loại đá có nhiều hợp chất quý hiếm, nên được xếp vào dạng đá quý và có giá thành tương đối cao, nên cột đá được chế tác từ đá cẩm thạch thường dùng cho các công trình xây dựng như biệt thự, villa, lâu đài.
2, Cột đá hoa cương
Đá hoa cương có độ cứng cao, vân đẹp, bề mặt sáng bóng, đặc biệt càng để lâu thì bề mặt càng láng mịn hơn, và không chịu tác động của ngoại lực hay các yếu tố thời tiết bên ngoài, do vậy thích hợp cho việc dùng chế tác các hạng mục ngoài trời như cột đá, hay lăng mộ đá.
3, Cột đá màu vàng
Đá màu vàng mang lại sự nổi bật, khác biệt cho cột đá, màu vàng mang lại nhiều giá trị thẩm mỹ cho công trình. Nếu quý khách thích sự phá cách, mới mẻ trong thiết kế kiến trúc thì nên chọn chất liệu đá có màu vàng sẽ làm cho công trình vô cùng nổi bật.
4, Cột đá màu xanh
Đá màu xanh cũng là một loại đá tự nhiên có màu xanh vô cùng tinh tế, hợp với phong thủy tâm linh của nhiều công trình thờ phụng. Việc sử dụng đá màu xanh trong chế tác cột đá cho công trình xây dựng, mang lại nhiều giá trị về vật chất cũng như tình thần cho người chủ sở hữu.
5, Cột đá màu ghi
Màu ghi hay còn được gọi là màu xanh sáng, đây là một màu đặc trưng của đá tự nhiên, rất phù hợp với không gian trầm mặc cổ kính của công trình tâm linh. Cột đá màu ghi có giá thành tương đối dễ chịu so với các loại chất liệu khác, nhưng độ bền và khả năng chịu lực thì tương đương nhau.
6, Cột đá xanh rêu
Cột đá màu xanh rêu mang lại cho công trình nét cổ kính rêu phong vô cùng độc đáo, đặc biệt nếu gặp nước thì màu xanh đặc trưng của rêu núi càng làm công trình thêm phần nổi bật và huyền bí hơn.
7, Cột đá màu xanh ngọc
Cột đá màu xanh ngọc là một trong những chất liệu đá có đặc tính vô cùng nổi bật, màu xanh ngọc mang lại cảm giác mát lạnh, trong suốt như ngọc. Đá xanh ngọc là một loại đá bán quý nên giá thành của loại đá này tương đối cao.
Lưu ý khi lựa chọn cột đá:
- Kiến trúc tổng thể: Lựa chọn mẫu cột phù hợp với phong cách kiến trúc của công trình.
- Kích thước: Chọn kích thước cột phù hợp với diện tích và không gian của công trình.
- Chất liệu đá: Lựa chọn chất liệu đá phù hợp với sở thích và điều kiện tài chính.
- Ý nghĩa phong thủy: Lựa chọn mẫu cột có ý nghĩa phong thủy tốt đẹp.
Địa chỉ bán cột đá, trụ đá tự nhiên uy tín trên toàn quốc
Đá Kiến Trúc là một doanh nghiệp có kinh nghiệm lâu năm và uy tín trong thị trường điêu khắc đá mỹ nghệ. Với phương châm lấy khách hàng làm thương hiệu, các sản phẩm được chế tác từ đá tự nhiên như cột đá, cột đồng trụ đá, lăng mộ đá, lan can đá, cuốn thư đá, tượng phật đá. Luôn nhận được sự đánh giá cao của khách hàng về chất lượng, giá thành cũng như mẫu mã.
Bên cạnh đó, thái độ phục vụ tận tâm của đội ngũ thi công, nghệ nhân chế tác đối với những sản phẩm phục vụ công trình tâm linh luôn được khách hàng đánh giá cao và tin tưởng để giao phó một công trình có tính chất vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần cho Đá Kiến Trúc thi công.
Ngoài thái độ phục vụ tận tâm, Đá Kiến Trúc luôn coi trọng sự đóng góp cũng như ý tưởng của khách hàng để mỗi một hạng mục đưa vào xây dựng mang lại những giá trị nổi bật về văn hóa của dòng họ hay gia đình. Từ đó, rất nhiều khách hàng đã tin tưởng và lựa chọn Đá Kiến Trúc như một địa chỉ vô cùng uy tín và tin cậy.
Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới để nhận được tư vấn cũng như báo giá chi tiết cho từng sản phẩm.
Hotline: 0392196219
Website: https://dakientruc.com
Đá Kiến Trúc – Kiến Tạo Các Công Trình Văn Hóa Tâm Linh!